Dịch bởi: Tiêu Dao Thư Quán
Ngày 28 tháng 3 năm 2005, tại nhà ga Tây An, một người đàn ông vác trên vai hai cái túi bện, dáng vẻ gấp gáp. Trong những chiếc túi đó là “hàng hóa” có giá trị lên tới 3.000 NDT, đây không chỉ là số tiền lớn mà còn là món lãi bất chính. Bởi lẽ, “hàng hóa” này chính là hài cốt của sáu phụ nữ đã chết một cách đau lòng. Tất cả những hài cốt ấy gắn liền với tập tục vô cùng đáng sợ kéo dài hơn 3.000 năm – Minh hôn.
Minh hôn, hay còn gọi là kết hôn cùng người chết, chính là phong tục kết hôn với người đã khuất, được nhắc đến lần đầu tiên trong thời Tây Chu. Trong sách “Chu Lễ”, có ghi chép về việc cấm ngăn người sống cưới người chết. Với thái độ ấy, có thể thấy rằng người Trung Hoa luôn muốn tránh xa tập tục này.
Minh hôn được chia thành hai loại
Loại thứ nhất: Người chết kết hôn cùng người sống. Trong hoàn cảnh này, nam nữ đã định hôn nhưng sau đó một trong hai người qua đời, thì người còn sống vẫn phải sử dụng các vật dụng (như con vật) đại biểu cho người chết để tiếp tục thực hiện lễ cưới. Nếu người nữ chết trước, gọi là “Cưới vợ quá cố”, sau đó nhà trai có thể cưới vợ khác, trong khi nếu người nam chết trước, gọi là “Ôm bài vị thành thân”, khác với quy tắc trước đó, chính là người nữ không thể kết hôn cùng người khác.
Loại thứ hai: Người chết kết hôn với người chết. Trong thời Tam Quốc, con trai Tào Tháo là Tào Xung không may qua đời khi mới 13 tuổi. Tào Tháo liền tìm đến gia đình Chân Thị để thực hiện minh hôn với con gái của họ. Đây là một đoạn lịch sử nổi tiếng liên quan đến tập tục hôn nhân giữa người chết và người chết.
Hầu hết những người nam nữ khi còn sống chưa từng kết hôn, sau khi chết đi gia đình lại lo lắng về cuộc sống bên kia, vì thế mà thường tìm một người kết minh hôn, làm vợ chồng với họ. Loại minh hôn này, thời xưa được gọi là “Thiên táng”, hiện tại được gọi là “Kết âm thân”.
Thời cổ đại lấy nho học làm nền tảng tư tưởng chủ đạo. Mà minh hôn thì đi ngược hoàn toàn với tư tưởng ấy, từ khi minh hôn xuất hiện cho đến nay vẫn luôn bị các học giả phê bình gay gắt, cho rằng phong tục này vô cùng hoang đường. Chẳng qua người nói thì nói, cảm thì cảm, nhưng làm thì vẫn làm, tuy rằng minh hôn không được xã hội chấp nhận, nhưng nó đã là phong tục tồn tại trong nước hàng ngàn năm qua, chưa hề bị gián đoạn.
“Sợ hãi người chết” chính là nguyên nhân khiến phong tục xấu này vẫn không ngừng tồn tại. Ở tư tưởng cổ xưa, dân gian vẫn tin tưởng vào sự tồn tại của linh hồn. Hơn nữa theo quan niệm của người Trung Hoa, linh hồn được chia thành hai loại, một là “Quỷ”, hai là “Tổ linh” (linh hồn tổ tiên). Từ xưa đến nay, dân gian đều tin tưởng rằng tổ linh nhân từ che chở phù hộ gia đình, sẽ không hại con cháu. Do đó mỗi khi đến ngày giỗ hay lễ Tết, chúng ta đều phải cúng bái tổ tiên, là do nguyên nhân này. Tương phản lại, khiến bậc chân chính sợ hãi là quỷ hồn, còn lại chính là loại chết yếu, hồn phách không có chốn quay về.
Quỷ không có nhân tính, chắc chắn sẽ mang oán khí. Để tránh cho linh hồn bị quấy rối, minh hôn không thể nghi ngờ chính là một cách hay để lấy lòng quỷ, cầu mong cho sự an ổn. Trong truyền thống văn hóa Trung Hoa, con cái lấy chữ “Hiếu” làm đầu, mà con cái cũng là trách nhiệm của cha mẹ, thực hiện minh hôn cũng là một kiểu bày tỏ tình cảm tha thiết yêu thương con.
Căn cứ vào hai nguyên nhân nêu trên, mặc dù minh hôn bị lên án nhưng phong tục này vẫn được thực hiện và truyền thừa. Sự tồn tại và thịnh hành của minh hôn tất nhiên sẽ kéo theo những sự việc tương quan, có cấu ắt có cung, và một ngành nghề mới được sinh ra – “Bà mối quỷ”.
Bà mối quỷ cũng giống như những người mai mối bình thường, chỉ là họ chuyên chú trách nhiệm mai mối cho người chết. Nếu như nói bà mối quỷ là sân nhà, thì thi thể chính là hàng hóa, nhìn giá trị của thi thể càng làm cho nhu cầu càng thêm rõ ràng. Những gia đình có ý định thực hiện minh hôn hầu như trong nhà đều có chút của cải, giàu có đến mức đó. Dưới áp lực lợi ích, một ngành nghề khác ra đời – “Trộm xác chết”.
Thời hiện đại, ở vài vùng hẻo lánh vẫn còn xuất hiện ngành nghề này.
- 03/2004: thị trấn Cống Nghĩa tình Hà Nam, có hai anh em trộm 1 thi thể nữ để làm minh hôn cho anh cả.
- 10/2004: thị trấn Hoắc Châu tỉnh Sơn Tây, một người phụ nữ đã ra tay sát hại một bé gái 12 tuổi, bán cho gia đình muốn làm minh hôn với giá 2,38 vạn.
- 05/2007: huyện Lâm Chương xã Hàm Đan, một nông dân sát hại 6 thiếu nữ bán cho thôn dân xung quanh, thu được hơn 2 vạn.
Theo thống kê, trong 20 năm qua giá cả của thi thể đã tăng gấp 30 lần. Với tình hình này tương lai sẽ tăng thêm bao nhiêu? Suy nghĩ nông cạn, tưởng tượng ngu xuẩn.
Địa ngục trần gian, ma quái đang hoành hành trong nhân gian.